Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng (Mt 18,12-14) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN II MÙA VỌNG
TIN MỪNG: Mt 18,12-14

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Is 40,1-11

Chúa ngươi phán: "Hỡi dân ta hãy an tâm, hãy an tâm, hãy nói với Giêrusalem”.

Lời Chúa rất nhân bản, đầy cảm kích.

Việc Chúa nhập thể được chuẩn bị: "Giáng sinh" gần đến... một Thiên Chúa đến nói lời an ui, một Thiên Chúa “nói với tâm hồn ".

Nhưng Thiên Chúa muốn nói gì ? Có gì quan trọng và dịu ngọt để nói với chúng ta?

Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi sẽ được ân xá Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi.

Phải, Chúa muốn nói với chúng ta về lòng thương xót Người. Những kẻ lưu đày tại Babylon bây giờ đã hoàn tất cuộc lưu đày cực nhọc của họ, họ đã trả giá đắt cho việc cứu rỗi họ. Họ sắp được giải phóng và trở về quê hương.

Thiên Chúa cảm động. Tận đáy lòng, Người không muốn phạt tội nhân mà chỉ mong họ sám hối, Người miễn cưỡng phải phạt họ. Cuộc lưu đày tại Babylon luôn được các ngôn sự giải thích như một hình phạt đối với tội lỗi của dân Israel. Nhưng nay đã hết, đã được tha thứ. Chúng ta có kinh nghiệm rất con người về Cha về Mẹ thường khổ nhiều khi phải làm khổ con vì ích lợi cho nó.

Trong thinh lặng, tôi chiêm ngắm tình Chúa. Tôi chiêm ngắm lòng nhân từ Chúa. Thiên Chúa yêu thường các tội nhân. Chúa đã yêu thế gian đến nỗi sai Con Một Người đến để cứu rỗi thế gian. Thiên Chúa không yêu tội lỗi, tội lỗi phải bị tiêu diệt, đền bù. Nhưng chớ gì điều đó sớm được thực hiện, để tội nhân tìm lại được niềm vui và đời họ được triển nở.

Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng: hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi.

Dân lưu đày tại Babylon bị bắt lành việc cực nhọc để san bằng, lấp đất, lập "đường thánh" cho Mardouk, thần của Babylon. Khi bị cưỡng bách lao động như vậy, họ được mời gọi hy vọng. “Một con đường cho Chúa" đang được khai thông.

Chúa đến! Gioan Tẩy Giả lập lại từng chữ lời này. Chúa đến hôm nay, tôi được mời gọi “dọn đường" cho Chúa... trong hoang địa... với nỗ lực "bạt núi "nếu cần các hình ảnh này thật gợi cảm. Đối với tôi, đâu là “những núi” của tôi?

Hỡi ngươi là kẻ đem Tin Mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao! Hỡi ngươi là kẻ đem Tin Mừng cho Giêrusalem hãy mạnh dạn cất tiếng! Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giua rằng: Đây là Thiên Chúa các ngươi… Chúa đến!

Phúc âm hóa, đem Tin Mừng là nói: Đây Thiên Chúa

các ngươi, Chúa đến”. Phải tin để có thể nói cho người khác. Tập nhìn Chúa qua các dấu chỉ khó nhận diện. Vì, dùng ảo tưởng, người tay sẽ không thấy Chúa đến cách hữu hình. Chúa không đến cách rực rỡ (trừ khi nào thời sau hết). Dầu vậy, Người đã lẫn dưới dáng vẻ bề ngoài. Thiên Chúa "đang đến”. Động từ ở thì hiện tại: Người đến chứ không ở thì vị lai: Chúa sẽ đến.

Người chăn dắt đoàn chiên Người như một mục tử. Người ẵm những chiên con trên cánh tay ôm ấp chúng vào lòng và nhẹ tay dẫn dắt các chiên mẹ.

Lạy Chúa, Chúa nói như vậy về con... và về mọi người.

Bài đọc II: Mt 18,12-14

Chúng con nghĩ sao? Nếu ai có một trăm con chiên mà lạc mất một con, thì người đó lại không bỏ chín mươi chín con trên núi, để đi tìm con chiên lạc sao?

Đó là một câu hỏi. Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn còn nói: “Chúng con nghĩ sao?"

Đây là hình ảnh Chúa Giêsu muốn nói cuộc sống hàng ngày của các thính giả. Chúa Giêsu sống rất gần với đời sống của dân chúng thời. Người biết ghi nhận những phản ứng tự nhiên của họ. Người đã quan sát, có những người chăn chiên bỏ việc canh giữ cả đoàn vật, để đi vào trong các hang núi đá, kiếm tìm một con chiên lạc.

Chúa Giêsu nói, Thiên Chúa cũng hành xử như thế. Về phía Thiên Chúa, không bao giờ có sự đụt vỡ. Khi một tâm hồn xa lìa Người, Người không thể bình tâm được.

Trong thế giới hiện nay, tôi thử chiêm ngắm mối nhiệt tâm của 'Thiên Chúa đối với những người nam nữ tôi quen biết ra sao !

Một Thiên Chúa đi kiếm tìm... con người. Một Thiên Chúa sẵn sàng tiếp gặp.

Nếu người đó tìm được, thì quả thật thầy bảo chúng con, người đó sẽ vui mừng vì con chiên đó hơn, chín mươi chín con chiên không thất lạc.

Đó là trọng tâm của dụ ngôn trên: Nỗi vui mừng của Thiên Chúa! Niềm vui của Người là gặp lại, là tha thứ, là cứu độ, là trao lại hạnh phúc. Lòng "thương xót" của Thiên Chúa. Từ ngữ mà một số người hiện đại không thể chấp nhận được nữa, bởi vì nó gợi lên cho họ một điều gì vô vị, có tính cha chú, như họ thường nói thế... Tuy nhiên, đó là một trong những điều kỳ diệu của Thiên Chúa: lòng thương xót, là thái độ của Thiên Chúa trước tội lỗi con người.

Một Thiên Chúa không kết án. Một Thiên Chúa không quở trách điều sai lầm.

Một Thiên Chúa lên đường tìm kiếm, và vô cùng sung sướng khi gặp lại điều đã mất.

Mọi con chiên đều thân quý đối với Người. Nhưng Người vui mừng cách đặc biệt trước con chiên lạc được tìm thấy Kể từ nay, Người sẽ liên kết với nó nhiều hơn: Vì Người đã cứu sống nó. Nó kể như đã chết, bất hạnh, xa đàn. Nay bỗng nhiên lại nhảy nhót vui vẻ giữa các con khác. Người chiêm ngắm nó với một cái nhìn đặc biệt: Chính nó đã gây cho Người nhiều lo sợ. Tại sao những con chiên khác lại có thể tỏ ra ghen tức?

Nhưng ta nên hiểu rõ câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra: “Chúng con nghĩ sao?" .

Cũng vậy Cha chúng con ở trên trời không muốn để một trong những kẻ bé nhỏ này Phải hư mất.

Đó là một câu vô cùng chủ yếu. Nó như chóp đỉnh hay linh hồn của Tin Mừng.

Đó là câu cắt nghĩa mọi biến cố: nhập thể, thụ khổ của Chúa Giêsu.

Thiên Chúa "muốn" cứu chuộc mọi người!

Một câu nói, được diễn tả theo cách khác, cũng mạnh nghĩa không kém.

Chỉ một người thôi, Thiên Chúa cũng không muốn để kẻ đó phải hư mất.

Tôi cần suy gẫm lâu hơn câu nói trên của Chúa Giêsu.

Đó là thánh ý của Thiên Chúa. Đó là “ý muốn" của Người! Đó là điều khiến Người làm việc mỗi ngày: Cứu độ cứu chuộc... cứu vớt...

Một trong những kẻ bé nhỏ này.

Kẻ bé nhỏ nhất, kẻ bề ngoài xem ra vô nghĩa nhất... lại quan trọng trước mặt Thiên Chúa! Thiên Chúa không đành lòng cam chịu trước sự hư mất của một người nam, người nữ nào đó.

Còn chúng ta? chúng ta không tự bằng lòng với sự hiện diện an toàn của chín mươi chín người sao?

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Con chiên lạc

HOÀN CẢNH:

Để sửa sai quan niệm hẹp hòi của các luật sĩ và biệt phái về thái độ khắt khe, khinh bỉ mà kết án những người thu thuế, đĩ điếm và tội lỗi, Đức Giê Su đã kể ba dụ ngôn vạch tỏ lòng Thiên Chúa thương xót những người tội lỗi:

- Người mục tử tốt lành đi tìm con chiên lạc. (Mt 18, 12-14)

- Người đàn bà đi tìm đồng tiền bị mất. (Lc 15,8-10)

- Người con trai hoang đàng. (Lc 15,11-32)

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại dụ ngôn người mục tử tốt lành đi tìm con chiên để trình bày về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân và niềm vui vì tội nhân trở về.

TÌM HIỂU:

12 ”Anh em nghĩ sao?”:

Câu hỏi khơi dậy sự chú ý cho thính giả.

“và ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc”:

Một con chiên lạc: theo kiểu nói Do Thái thời bấy giờ muốn ám chỉ những trường hợp lầm lạc về giáo lý do cớ vấp phạm trong cộng đoàn (Mt 24,4-11.24; 2Tx 3,13; Ga 1,8; 2,26; 3,7; Kh 12,9; 19,21) hơn là sa ngã về luân lý.

Xét về số lượng thì chín mươi chín con lớn hơn một con, nhưng xét về giá trị cần thiết phải tìm về thì con chiên lạc lại quan trọng hơn. Ở đây nhấn mạnh về sự cần thiết phải tìm người lầm đường lạc lối trở về với Chúa, và đề cao tình thương của Chúa đối với tội nhân.

13 ”Nếu may mà tìm được…”

Câu này nói lên niềm vui khi tội nhân trở về. Không phải tội nhân đáng yêu hơn, nhưng là đáng thương hơn kẻ vô tội, vì vậy ta cũng đừng lẫn lộn niềm vui mừng khi tìm thấy con chiên lạc với lòng trìu mến những con chiên không lạc.

14 ”Cha anh em Đấng ngự trên trời….”:

Câu kết này nhấn mạnh về tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với tội nhân, vì Người muốn mọi người được ơn cứu rỗi. Quả vậy, Thiên Chúa yêu thương tất cả của từng người, Người luôn luôn ân cần săn sóc mỗi người vì hạnh phúc của họ chứ không vì lợi lộc gì cho Người.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta xác hơn về lòng thương yêu của Thiên Chúa đối với tội nhân, đó là động lực thúc đẩy tội nhân trở về với Thiên Chúa và khích lệ chúng ta nhiệt tình giúp đỡ tội nhân trở về.

2. Thiên Chúa, qua Hội Thánh đang tìm những người lầm đường lạc lối trở về với Chúa. Bầu khí và tâm tình của Mùa Vọng là phương tiện Hội Thánh dùng để mời gọi và là cơ hội thuận tiện để hối nhân trở về với Chúa.

3. Người mục tử bỏ chín mươi chín con chiên lành để tìm con chiên lạc không phải vì lý do kinh tế vì một con không đáng gì, nhưng chỉ vì tình thương thôi. Cũng vậy,Thiên Chúa kiên trì chờ đời và dùng đủ mọi phương tiện qua Hội Thánh trần thế, để mời gọi hối nhân trở về, không lợi lộc gì cho Chúa nhưng chỉ vì phần rỗi của tội nhân thôi.

4. Việc thương yêu tha nhân, nhất là những người tội lỗi sẽ giúp ta hiểu thấu đáo hơn tình Chúa yêu thương chúng ta.

5. Dụ ngôn về con chiên lạc cho ta thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa luôn trung tín, bền vững, không gì có thể làm lay chuyển. Dụ ngôn còn muốn nói với cộng đoàn Kitô hữu rằng, họ phải cởi mở tình yêu đối với những kẻ mà thiên hạ gọi là tội lỗi.

6. Mùa Vọng cũng mời gọi chúng ta cộng tác với Chúa đi tìm con chiên lạc bằng cách: Đem yêu thương vào nơi oán thù,đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an bình vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.